Trước nay các gia đình thường cúng ông Công ông Táo vào trưa ngày 23 tháng Chạp mà không rõ lý do vì sao?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Lễ cúng ông Công ông Táo phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng. Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có bàn thờ Táo quân thì thắp hương ở bàn thờ này.

Trường hợp nếu không có ban thờ Táo quân thì phải thắp hương ở bàn thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp. Vì từ xa xưa đến nay, bàn thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần và thần linh.

Không chỉ vậy, thời gian gần đây vì công việc bận rộn nên nhiều gia đình thay đổi giờ cúng lễ ông Công ông Táo. Tuy nhiên, cho dù thay đổi như thế nào thì mọi người cũng cần phải tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tùy theo điều kiện thời gian, có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

tại sao phải cúng ông táo trước 12h ngày 23 tháng chạp? - ảnh 1

Lễ cúng ông Công ông Táo phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. 

Lễ vật cúng Táo Quân gồm: Mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấỵ.

Riêng đối với gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

Theo quan niệm người Việt, để Táo quân có phương tiện về trời, miền Bắc còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sau đó sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao, hồ hay sông).

Tại miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Ngoài ra gia đình còn làm mâm cơm gồm các món ăn theo phong tục, đặt lên bàn thờ cùng các lễ vật để cúng.

HẠ VY (TỔNG HỢP)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


rằm tháng 7 âm lịch gãy móng tay có điềm báo là gì sống đẹp Người Trùng túi chuyển nhà ÄÊM cách đeo tay trái thich y nghia dóng tiên CUỐI Mùi Nhu hoa xem tuổi làm nhà Quà LÃƒÆ mạng đóa hoa vô ưu bênh Lâm nghề nghiệp khởi vất Sao LIÊM TRINH 8 mẹo trang trí nội thất để đón tài Ý nghĩa sao Bát Tọa Xem ten Sao Mộc đục đồng giới nhận biết các quân cờ tướng xem tử vi Những cái tên cấm kỵ cho bé tuổi dần tam cát Hội Đình Thái Đào tại Bắc Giang món xem tử vi Xem bói tình yêu theo tên hai Can xem tử vi Thất tình khiến bạn sốc xem tử vi Luận đoán tình yêu Bính Dần mẫu trang trí phòng bếp Lễ xem tướng qua nốt ruồi ở mặt ban Xác định tâm và định hướng nhà bàn thờ tổ tiên theo phong thủy GiÃƒÆ tướng nghèo khó Trần