Chùa Xuân Trung là nơi sinh hoạt văn hoá tôn giáo để mọi người hướng lòng mình về cõi tâm linh phù hợp với tín ngưỡng dân gian, thực hiện chân thiện mỹ
Chùa Xuân Trung - Nam Định

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Xuân Trung có tên chữ là Linh Quang tự (chùa Linh Quang). Chùa tọa lạc tại xã Xuân Bắc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Chùa được khởi dựng vào năm 1720 thời vua Lê Dụ Tông. Người có công lao đầu tiên trong việc xây dựng chùa là ông Đào Công Canh, quê làng Nguyệt Giám xã Minh Tân huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.

Ngôi chùa ban đầu có quy mô kiến trúc nhỏ bé, mái lợp bổi, tường bao quanh đắp đất. Năm 1785, chùa Xuân Trung mới chính thức được xây dựng một cách khang trang. Đến đời vua Gia Long năm thứ 2 (1803), chùa đã có một quy mô bề thế, lớn trên 80 gian lớn nhỏ.

Trên khánh đá vào đời vua Tự Đức năm thứ 33 (1880), hiện treo tại gác khánh đã ca ngợi cảnh đẹp của chùa có khắc:

Chùa Linh Quang nằm ở thôn Trung, xã Trà Lũ, huyện Giao Thủy, phủ Xuân Trường là một thắng cảnh đẹp trong vùng, là nơi muôn màu tụ hội.

Chùa Xuân Trung ngoài thờ Phật còn thờ Thiền sư thời Lý là Nguyễn Minh Không (1076-1141). Thiền sư quê ở Đàm Xá (Điềm Xá) thuộc đất Tràng An, tên thật là Nguyễn Chí Thành. Thuở nhỏ làm nghề đơm đó, sau ngài xuất gia đi tu ở chùa Quốc Thanh, lấy hiệu là Minh Không.

Nguyễn Minh Không là người có trình độ học vấn uyên thâm nổi tiếng về pháp thuật, có xu hướng tu mật giáo: “Có phép lạ bay trên không, đi trên mặt nước, hàng long phục hổ”.

Truyền thuyết kể rằng: “Vua Lý Thần Tông mắc bệnh lạ, tâm thần rối loạn, mình mẩy loang lổ, miệng luôn gầm rú như một mãnh hổ. Các vị danh y đều bó tay, Quốc mẫu, Hoàng hậu đều lo sợ. Nghe tiếng tăm của Thiền sư Không Lộ, Quốc mẫu đích thân mời ngài về cung chữa bệnh. Thiền sư dùng pháp thuật chữa khỏi bệnh cho vua. Vua phong ngài làm Quốc sư và ban nhiều bổng lộc.”

Công trình kiến trúc chùa Xuân Trung hiện nay được xây dựng theo kiểu “nội chữ đinh, ngoại chữ quốc”, mặt quay về hướng tây trên một diện tích 6125m2. Tổng thể công trình gồm nhiều hạng mục, quy mô đồ sộ, bề thế còn bảo lưu được nhiều nét kiến trúc nghệ thuật thời hậu Lê thế kỷ XVII – XVIII.

Phía trước chùa là hệ thống tam quan xây kiểu chồng diêm hai tầng bốn mái, lợp ngói nam. Hai bên tam quan còn có gác chuông và gác khánh, được xây theo kiểu “cổng làng” với các đao góc uốn cong mềm mại.

Sau tam quan, qua một sân rộng lát gạch đỏ sạch sẽ là đến chùa chính. Công trình làm kiểu chữ đinh gồm bái đường 5 gian dài 13m, rộng 8,70m, tam bảo 5 gian dài 12m, rộng 5,30m. Bộ khung của công trình được làm bằng gỗ lim theo kiểu “giá chiêng” với các cấu kiện: câu đầu, quá giang, xà nách, bẩy tiền, bẩy hậu đều gia công theo dạng tròn. Đây là nét đặc biệt trong kiến trúc của thời Hậu Lê thế kỷ XVII – XVIII còn bảo lưu được tại di tích.

Bên cạnh chùa chính còn có đền thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không, phủ thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh, phía sau là nhà tổ và bao quanh là hệ thống nhà khách, tăng phòng… Tất cả đã tạo thành một tổng thể khép kín hoàn chỉnh đã làm tăng thêm giá trị kiến trúc nghệ thuật cho khu di tích.

Chùa Xuân Trung là nơi sinh hoạt văn hóa tôn giáo để mọi người hướng lòng mình về cõi tâm linh phù hợp với tín ngưỡng dân gian, thực hiện chân thiện mỹ, góp phần xây dựng cuộc sống văn hóa cộng đồng nơi đây.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Lục sát Hội chọi trâu Nghề nghiệp phù hợp miệng đàn ông bậc Điều nên nhớ khi yêu Thiên Bình chọn điện thoại hợp phong thủy hoàng đạo thượng Cát Hung Результатыпоиска hẹn Huong ke giường Trán tên cho con sự Phu Thê sao Thiên Hư tại mệnh sao Môc Duc tỏ giai Tân Bắc Hội Vật Võ Đoan cách treo gương cà c con già p Đo kim là u Tên cho con Mậu Thìn 1988 đào cơm Vật phẩm Bàn về tập tục xem tuổi lấy vợ mạng lỗi bàn chân イーラ パーク 静岡県東部4 VĂN phong thủy cây xương rồng biểu hiện khi sắp chết ĐÊM GIAO THỪA giảm Bạch lạp Kim trÃƒÆ bệnh tật khí sắc trên mặt tướng tai Tết nguyên đán