Chùa Sà Lôn là ngôi chùa gốm cổ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với lối kiến trúc độc đáo kết hợp hài hòa văn hóa giữa 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer
Chùa Sà Lôn - Sóc Trăng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Sà Lôn hay còn có tên thường gọi là Chùa Chén Kiểu, chùa nằm tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên cách Trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu. Đây là ngôi chùa có thiết kế khá đặc biệt khi được ốp bằng những mảnh vỡ của chén, dĩa kiểu tạo nên những bức tranh đa sắc, sinh động.

Chùa Sà Lôn tọa lạc trong khuôn viên rộng lớn với những hàng cây sao dầu thẳng tắp vút ngọn lên trời xanh. Chùa Sà Lôn được xây dựng vào năm 1815 với vật liệu và kiến trúc đơn sơ. Về sau, chùa được tu bổ vài lần, đặc biệt, khi bị hư hại nặng vì chiến tranh, chùa Sà Lôn mới được dần xây dựng kiên cố, bắt đầu từ năm 1969.

Xung quanh chùa là tường rào trang trí hình tượng tiên nữ Apsara đang múa, tượng trưng cho hòa bình và thịnh vượng. Hai bên cổng vào có 2 tượng sư tử đá, mặt hướng ra quốc lộ. Phía trên là 3 ngôi tháp được chạm khắc, trang trí theo kiến trúc truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ. Dọc lối vào chùa là 2 hàng tượng thần Kâyno (kerno), đây là những bức tượng có khuôn mặt tiên nữ Apsara – tượng trưng cho sắc đẹp vĩnh hằng và thân hình chim thần Garuda – tượng trưng cho sức mạnh.

Chánh điện chùa có ba mái hình chóp. Mái cao nhất hình tam giác, hai đầu đao mỗi bên cong vút như vành trăng khuyết. Mái chánh điện được trang trí nhiều họa tiết màu sắc đẹp mắt. Tường rào và tường chánh điện dán gạch men nhiều màu đẹp đẽ. Chánh điện nằm trên 2 lần nền với 2 bậc cấp. Hai bên đầu bậc cấp nền chính có hai cột đá hình vuông. Đầu mỗi cột đá có tượng đá kỳ lân. Mặt chính và mặt hông mỗi cột đá đều có khắc hai hàng chữ Hán. Nền chánh điện lót gạch bông. Phía trong gian chánh điện, cùng với không khí trang nghiêm, hòa quyện khói hương, du khách sẽ thấy khoảng 20 tượng Phật lớn nhỏ với nhiều tư thế tọa thiền khác nhau. Xung quang tường là những tranh vẽ kể về cuộc đời của đức Phật Thích Ca, từ khi người sinh ra cho đến khi đắc đạo.

Giữa sân Chùa Chén Kiểu là cột cờ, với hình tượng rắn thần Nagar xòe 5 đầu khá sinh động, nhằm nhắc đến điển tích rắn xòe đầu ra để che mưa cho Đức Phật khi người tọa thiền. Rắn thần Nagar là trang trí quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc của Phật giáo Khmer. Người Khmer Sóc Trăng nói riêng và Nam bộ nói chung, chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Ấn Độ, vì thế Phật giáo Tiểu thừa là tôn giáo chính, chi phối đời sống tinh thần của họ. Chính vì vậy, họ chỉ thờ Phật Thích Ca, mà không thờ các vị Quan âm hay Bồ Tát khác.

Phía sau chùa là Khu vườn Phật Thích Ca giảng đạo và nhập Niết bàn, mô phỏng khá sinh động quá trình ra đời, đi tìm chân lý, giác ngộ cho đến khi nhập cõi Niết bàn của đức Phật Thích Ca.

ao sen
Chân cột cờ chùa Chén Kiểu

Đặc biệt, trong chùa có hai căn phòng, là nơi lưu giữ một số đồ gỗ của “Công tử Bạc Liêu”, Trần Trinh Huy (1900-1974).

Chùa Sà Lôn là ngôi chùa gốm cổ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với lối kiến trúc độc đáo kết hợp hài hòa văn hóa giữa 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, chùa Chén Kiểu đang thu hút nhiều khách du lịch chiêm ngưỡng và tỏ lòng thành kính nơi cửa Phật. Đây là 1 trong 18 điểm đến du lịch, mà du khách không thể bỏ lỡ khi có dịp về Sóc Trăng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


とらばーゆ 女性の求人57 thiên hà thuỷ Đinh Mão Hội Làng An Xá con cÃ Æ thói quen hình xăm cho người mệnh thủy tú trụ sao thien luong tranh cà TỬ VI NĂM 2018 Cục Ý nghĩa sao Thiên Thọ thẩm mỹ mắt bản mệnh Văn khấn lễ giao thừa nhãƒæ bạch dương sư tử nhân mã cây cát tường lå³ Tướng người tốt xấu P1 Tại Tây Sinh nam 1940 bính thân 2016 mệnh gì phong thủy để thăng tiến cây lộc vừng có ý nghĩa gì mua tiết Tên cho con nhẠDòm cử đệ cách khử mùi thuốc lá trong phòng máy TÃÆy gieo que ト雪サ Nhà tại ngã ba xấu hay tốt đại vận quỷ dẫn đường Người mệnh càn Cây Cách gây tai họa và các sao họa phần 3 cơ hội việc làm ngành khí tượng học Đặt Tên Bí mật 12 chòm sao ất hợi Sao Hoa Cái ở cung mệnh la bã æ Hương chung Hợi