Chùa Bà Đanh tuy vắng vẻ, tĩnh mịch nhưng lại tạo nên vẻ đẹp bình yên và thanh khiết cho ngôi chùa mà không phải nơi nào cũng có được.
Chùa Bà Đanh - Hà Nam

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Trái ngược với không khí đông đúc, chen lấn trong những ngày đầu xuân ở hàng trăm ngôi đền chùa khắp cả nước, Chùa Bà Đanh địa phận thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam vẫn hết sức vắng lặng, yên tĩnh.

Từ thành phố Phủ Lý rẽ vào quốc lộ 21, qua cầu Hồng Phú đi khoảng 10 km, du khách sẽ nhìn thấy ngôi chùa thấp thoáng hiện ra sau những bóng cây. Ngôi chùa u tịch nhìn ra con sông Đáy hiền hòa. Chùa Bà Đanh tên chữ là Bảo Sơn Tự cạnh hòn núi Ngọc nổi tiếng thơ mộng và linh thiêng.

“Vắng như chùa bà Đanh” dường như là thương hiệu có một không hai, biến Bảo Sơn Tự (Kim Bảng, Hà Nam) trở thành điểm tham quan gây tò mò cho nhiều du khách. Từ bao đời nay, ngôi chùa này được thêu dệt với nhiều truyền thuyết lạ kỳ mà tâm điểm là tượng Bà Đanh.

Lịch Sử: Theo truyền thuyết, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay.

Trước đây, khu vực chùa Bà Đanh là rừng rậm hoang vu, xa khu dân cư, có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Muốn vào đó an toàn chỉ có cách đi thuyền qua sông Đáy để tránh thú dữ, vì bất tiện nên khách thập phương muốn đến lễ bái cũng không có điều kiện… Cây cối um tùm, nhiều thú dữ, không có nhà dân ở, do vậy cảnh chùa càng thêm thâm nghiêm, vắng vẻ, ít người qua lại, nên mới có câu “vắng như chùa Bà Đanh”.

Kiến Trúc: Chùa Bà Đanh mang những nét chung của các ngôi chùa dòng phật giáo đại thừa lại có nét riêng độc đáo. Điện thờ phong phú với các tượng phật, bồ tát, hộ pháp và các tượng của đạo giáo như Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu… Nhà thờ tổ sư phái thiền tông. Phủ mẫu thờ các tượng tam hòa, tứ phủ. Đặc biệt trong chùa có pho tượng của tín ngưỡng dân gian là pháp phong trong “tứ pháp”. Ban đầu dân làng lập đền thờ pháp phong còn đơn sơ trong khu rừng đầu làng ven sông đáy. Đến năm Vĩnh Trị đời vua Lê Hy Tông (1676 – 1680) thì xây dựng ngôi chùa mới khang trang.

Chùa quay mặt hướng Nam ra mạn sông Đáy. Phía ngoài cùng tiếp giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa. Tam quan có ba gian và được làm thành hai tầng. Tầng trên có hai lớp mái lợp bằng ngói, xung quanh sàn gỗ hàng lan can là những trấn song con tiện. Tầng này sử dụng làm gác chuông, ba gian dưới có hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim. Trên nóc tam quan đắp một đôi rồng chầu vào giữa. Đối diện với cổng, ở chính giữa về phải hai bên cách một đoạn tường ngắn là hai cổng nhỏ có tám mái, cửa phía trên lượn cong hình bán nguyệt. Hàng ngày, khách ra vào chủ yếu đi bằng hai cửa bên này, chỉ khi nào nhà chùa có đại lễ thì cổng chính giữa mới được mở.

Trong nhà thượng đường của chùa Bà Đanh, có nhiều tượng thờ như tượng Tam thế, tượng Ngọc Hoàng và Thái thượng Lão Quân, tượng Bà Chúa Đanh. Có thể coi pho tượng Bà Đanh là một trung tâm của chùa. Tượng được tạc theo tư thế toạ thiền trên chiếc ngai đen bóng (chứ không phải là toà sen), với khuôn mặt đẹp, hiền từ, đầy nữ tính, gần gũi và thân thiết, chứ không có dáng vẻ siêu thoát, thần bí như các tượng Phật khác. Sự hài hoà giữa pho tượng và chiếc ngai tạo nên vẻ hấp dẫn của nghệ thuật điêu khắc chùa Bà Đanh.

Chùa Bà Đanh gồm nhiều hạng mục lớn nhỏ tạo thành quần thể kiến trúc liên hoàn với Tam Quan, ngôi chùa chính, tả vu, hữu vu, nhà tổ, phủ mẫu, nhà khách, nhà ni và các công trình phụ trợ ngoài khuôn viên chùa. Ngôi chùa là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, lưu giữ nhiều cổ vật, cổ thư quý hiếm, nhất là tượng Pháp Phong, tượng phật, bồ tát, khánh đá, đại tự, câu đối, nhang án.

chua ba danh
Chánh điện – Chùa Bà Đanh

Lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức từ ngày mồng chín đến ngày mười một, tháng hai (âm lịch) hàng năm (9/02). Trong những ngày diễn ra lễ hội tại di tích diễn ra nhiều nghi thức tế lễ truyền thống. Đặc biệt, có lễ cầu an, rước kiệu, đồng thời còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như: Chọi Gà, Kéo Co, Bơi Thuyền Chải, Cờ Người…

Chùa Bà Đanh tuy vắng vẻ, tĩnh mịch nhưng chính sự vắng vẻ, tĩnh mịch này lại tạo nên vẻ đẹp bình yên và thanh khiết cho ngôi chùa mà không phải nơi nào cũng có được.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


hỏa khó khăn điểm báo xem tử vi nhận diện khuôn mặt trường cặp đôi ma kết và bảo bình cung Thiên Bình nữ con số 7 Phá Quân lâm cung Tử Tức mơ bị cắt tóc sao thái dương Mộ Thiên trung bài trí văn phòng Cách trang trí phòng ngủ Cự tuổi ất sửu hợp với tuổi nào trong mau Bí quyết trẻ mãi không già chạm long mạch hướng tốt trong tháng 8 nuôi chó phong thủy mơ thấy bị sờ ngực dien thoai phòng khách hợp phong thủy đón tết 海浪会员管理软件磁条卡刷卡器 vat sao benh phu o cung menh khắc giá tủ rượu hiện đại sao phi liem kiêng kỵ trên bàn thờ Sao kình dương Sao Quan phủ cung Mệnh chuyện hay tu vi Hướng dẫn cách đặt tủ quần áo L᝼c trã æ mẠLê Quý Đôn hội Đức bác boi Làm Sao xấu Sao ÂN QUANG chòm sao nam tốt tăng trẻ Thờ tượng trong đăt