Khi luận giải lá số tử vi xem xét mối tương quan giữa ngũ hành của Bản Mệnh với ngũ hành của Cục sẽ cho thấy được những nét phát thảo chính về cuộc đời của đương số tốt xấu ra sao

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

- Trích từ: TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN LÝ NGŨ HÀNH trong TỬ VI KIẾN GIẢI của Đặng Xuân Xuyến -

Khi coi lá số, người luận giải Tử Vi bao giờ cũng ngó qua mối tương quan giữa hành của bản Mệnh với hành của Cục, saocung an Mệnh để tìm nhanh nét phác thảo chính cuộc đời của đương số. Càng hội tụ nhiều sự sinh nhập cho bản Mệnh thì lá số đó càng đẹp, càng được nhiều lợi điểm về sự may mắn, lộc tài... Ngược lại, hành bản Mệnh càng chịu nhiều sự khắc nhập từ Cục, sao và cung an Mệnh thì lá số đó càng xấu, càng kém may mắn, thậm chí còn bất hạnh.

Khi xét về tương quan giữa hành của bản Mệnh với hành của Cục, sao và cung an Mệnh, người coi số thường chỉ chú trọng tới Cục, sao và cung an Mệnh xem sinh - khắc thế nào với hành của bản Mệnh, nhưng có người cẩn thận hơn còn xét cả mối tương quan giữa sao và cung an Mệnh cũng trong mối tương quan ngũ hành để chi tiết hơn hiệu lực của các tinh đẩu ảnh hưởng tới đương số như thế nào.

ngũ hành trong tử vi

Việc xét tương quan Ngũ hành của bản Mệnh với Cục, sao và cung an Mệnh tuân thủ theo 5 nguyên tắc sau:

&. NGUYÊN TẮC THỨ NHẤT

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, xét về tương quan giữa hành khí của sao và hành bản Mệnh.

1. Hành sao sinh hành Mệnh: Trường hợp này hành sao bị hao tổn, bị chiết giảm mà ảnh hưởng xấu tốt của sao bị yếu đi nên Mệnh được hưng vượng lên, nghĩa là sao làm lợi cho Mệnh cho dù đó là cát tinh hay hung tinh. Nếu là cát tinh sáng sủa thì đưa đến lợi ích trọn vẹn cho Mệnh nhưng nếu cát tinh lạc hãm thì Mệnh tuy cũng hưởng lợi nhưng không được toàn vẹn vì sao bị hãm địa. Nếu là hung tinh sáng sủa thì các tính chất tốt xấu của nó cũng khiến bản Mệnh hưng thịnh lên và nếu hung tinh lạc hãm thì cũng ít bị nguy hại hơn vì hành sao bị hao tổn nên ảnh hưởng xấu của nó không thể tác họa mạnh tới Mệnh, trong khi bản Mệnh lại được hưng thịnh vì đã được sao phù sinh.

2. Hành sao đồng hành cùng hành Mệnh: Trường hợp này cả hai đều được hưng vượng lên. Mọi ảnh hưởng tốt xấu của sao dù là cát tinh hay hung tinh lên Mệnh vẫn phát huy mạnh mẽ ảnh hưởng của chúng, tuy nhiên bản Mệnh mang những đặc tính của sao nên sao đó thuộc về mình, mình hoàn toàn chỉ huy được sao một cách trọn vẹn vì thế hành khí của bản Mệnh được hưng thịnh lên, do đó hành sao đồng hành với bản Mệnh thì tốt nhất.

3. Hành Mệnh sinh hành sao: Trường hợp này hành khí của sao được hưng thịnh lên, trong khi bản Mệnh bị hao tổn. Vì hành khí của sao hưng thịnh lên nên cho dù cát tinh có sáng sủa cũng không đem lại lợi ích cho Mệnh mà còn làm cho Mệnh bị hao tổn khi sao phát huy tính chất của nó. Tệ hại nhất là khi hung tinh lạc hãm sẽ gây bất lợi cho Mệnh nhiều hơn do các tính chất xấu của nó phát huy ảnh hưởng.

4. Hành sao khắc hành Mệnh: Trường hợp này hành khí của sao vẫn giữ nguyên, nhưng bị giam cầm nên không hoạt động được còn bản Mệnh bị hao tổn, thiệt hại rất nhiều, có nghĩa, sao hoàn toàn chủ động gây nhiều điều bất lợi cho bản Mệnh. Cho dù cát tinh miếu vượng thì mọi tính chất tốt đẹp của sao cũng không đem lại điều gì tốt lành cho bản Mệnh thậm chí còn làm cho Mệnh bị mệt mỏi, tuy nhiên vì là cát tinh nên cũng đỡ lo ngại. Còn nếu là hung tinh thì thật là bất lợi cho Mệnh, nhất là khi hung tinh hãm địa thì tính chất xấu của nó càng làm cho bản Mệnh thêm bất lợi, nguy hại.

5. Hành Mệnh khắc hành sao: Trường hợp này hành sao bị tổn hại, suy yếu nên cường độ ảnh hưỡng xấu tốt của sao bị giảm rất nhiều trong khi Bản Mệnh bị giam cầm nên không hoạt động được, nghĩa là sao đó không thuộc về mình và bản Mệnh không chỉ huy được sao. Dù là cát tinh sáng sủa hay lạc hãm thì Mệnh cũng chịu ảnh hưởng không nhiều tính chất tốt hay xấu của sao. Hung tinh đắc địa hay hãm địa cũng vậy, do hành Mệnh khắc hành sao làm cho hành khí của sao bị suy yếu đi nhiều nên ảnh hưởng tính chất xấu tốt của sao lên Mệnh không còn là bao trong khi hành Mệnh bị giam cầm không hoạt động được nên trường hợp này cũng không tốt cho bản Mệnh.

&. NGUYÊN TẮC THỨ HAI

Xét tương quan giữa hành Mệnh và hành cung an Mệnh để xét đoán Mệnh thịnh hay suy.

1. Hành cung sinh hành Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh nhờ được hành cung sinh xuất nên bản Mệnh thêm vững chắc, hưng thịnh. Đây là trường hợp tốt nhất khi xét mối tương quan giữa hành Mệnh và hành cung.

2. Hành cung đồng hành cùng hành Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh bình hòa với hành cung nên cả 2 đều hưng thịnh nên không xấu. Vì không có sự sinh - khắc giữa hành bản Mệnh và hành cung nên mối tương quan này không thật tốt, cũng không thật xấu mà chỉ ở mức bình thường. Tuy nhiên, sự bình hòa về hành cũng thêm một lợi điểm cho lá số nếu so với 3 trường hợp dưới đây.

3. Hành cung khắc hành Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh bị hành cung khống chế, làm suy tổn sinh khí nên xấu nhất. Trong trường hợp này, bản Mệnh luôn bị mỏi mệt, nguy hại và bất lợi nên rất cần có sự phù trợ của các sao để quân bình sự bất lợi cho lá số.

4. Hành Mệnh khắc hành cung: Trường hợp này hành bản Mệnh tuy khắc xuất hành cung nhưng bản Mệnh cũng không được lợi ích gì, vì để làm suy yếu hành cung thì hành bản Mệnh phải tổn hao nguyên khí nên bản Mệnh bị giam cầm, không hoạt động được. Trường hợp này tuy không phải xấu nhất nhưng cũng là điểm bất lợi cho lá số khi xét về tương quan giữa hành bản Mệnh với hành cung.

5. Hành Mệnh sinh hành cung: Trường hợp này hành bản Mệnh sinh xuất cho hành cung nên hành khí của cung được hưng vượng lên, tốt thêm lên nhưng bản Mệnh lại bị tiết khí, hao tán vì thế nên xấu. Đây cũng là điểm bất lợi cho lá số, rất cần có sự phù trợ của các sao để quân bình lại sự bất lợi này.

&. NGUYÊN TẮC THỨ BA

Xét tương quan giữa hành của tam hợp cục của cung an Mệnh với hành bản Mệnh.

1. Tam hợp cung Mệnh sinh hành Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh được hưng thịnh nên tốt nhất.

2. Tam hợp cung Mệnh đồng hành hành Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh và hành của Tam hợp cung Mệnh bình hòa, cả 2 đều được hưng thịnh lên, không có sinh - khắc nên tốt. Tuy nhiên vì bình hòa nên mức độ tốt thua kém trường hợp Tam hợp cung Mệnh sinh hành bản Mệnh.

3. Tam hợp cung Mệnh khắc hành Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh bị suy tổn nhiều, bị chết nên xấu nhất.

4. Hành Mệnh khắc hành Tam hợp cung Mệnh: Hành bản Mệnh tuy khắc thắng (khắc xuất) nhưng cũng chẳng được lợi ích gì vì bản Mệnh bị bó tay, không hoạt động được nên xấu.

5. Hành Mệnh sinh hành Tam hợp cung Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh bị tiết khí hao tán, suy kiệt nên xấu nhì.

&. NGUYÊN TẮC THỨ TƯ

Xét tương quan giữa hành cung với hành sao. Nguyên tắc này tương đối không quan trọng, chỉ mạng ý nghĩa gia giảm chút ít.

1. Hành cung sinh hành sao: Trường hợp này đẹp nhất vì sao được cung phù trợ, nuôi dưỡng, bồi đắp nên hành khí của sao được hưng thịnh.

2. Hành cung đồng hành với hành sao: Trường hợp này bình thường, không xấu, không tốt vì hành của cung bình hòa với hành của sao nên hành khí của sao không thay đổi.

3. Hành sao sinh hành cung: Trường hợp này xấu vì hành sao sinh xuất cho hành cung nên bị hao tổn, tiết khí mà yếu đi.

4. Hành sao khắc hành cung: Trường hợp này cũng xấu bởi hành sao tuy khắc thắng hành cung nhưng không có lợi gì vì bị giam cầm không hoạt động được.

5. Hành cung khắc hành sao: Trường hợp này xấu nhất vì hành sao bị khắc nhập nên thiệt hại nhiều nhất, những ý nghĩa tốt đẹp của sao đã bị khắc chế mà kém đi về hiệu lực.

&. NGUYÊN TẮC THỨ NĂM

Xét tương quan giữa hành của bản Mệnh với hành của Cục.

1. Hành Cục đồng hành với hành Mệnh: Trường hợp này cả hai hành không có sự sinh - khắc nên cả 2 đều được hưng vượng lên nên tốt.

2. Hành Cục sinh hành bản Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh được hành Cục phù trợ, bồi đắp, nuôi duỡng vì thế được hưng thịnh nên tốt. Đây là trường hợp tốt nhất khi xét về tương quan giữa hành bản Mệnh với hành Cục.

3. Hành bản Mệnh sinh hành Cục: Trường hợp này xấu vì hành Mệnh bị suy yếu do sinh xuất cho hành Cục, trong khi hành Cục được hưng thịnh (nhờ được hưởng sinh nhập) nên không tốt cho bản Mệnh.

4. Hành bản Mệnh khắc hành Cục: Trường hợp này cũng không đẹp vì hành của bản Mệnh tuy khắc xuất hành Cục nên cũng bị hao tổn hành khí vì thế mà bản Mệnh bị giam cầm, bó tay không hoạt động được. Dẫu vậy, trường hợp này cũng không có hại, mà chỉ ở mức trung bình.

5. Hành Cục khắc hành bản Mệnh: Trường hợp này xấu nhất trong mối quan hệ giữa hành Cục và hành Mệnh. Ở đây, hành khí của bản Mệnh bị suy thoái do chịu sự khắc nhập từ hành Cục.


(Trích trong TỬ VI KIẾN GIẢI của Đặng Xuân Xuyến, nxb Thanh Hóa)

tử vi kiến giải

Bài viết được tác giả gửi đến trang nhà Xem Tướng chấm net, tháng 7 năm 2015

Một số sách của tác giả Đặng Xuân Xuyến đã xuất bản như:

  • Tử Vi Kiến Giải - nxb Thanh Hóa
  • Tử Vi Vấn Đáp - nxb Thanh Hóa
  • Vào chùa lễ Phật, những điều cần biết - nxb Văn Hóa Thông Tin
  • Tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng trong dân gian - nxb Thanh Hóa
  • Điềm báo và kiêng kỵ trong dân gian - nxb Lao Động - Xã Hội
  • Khám phá bí ẩn con người qua bàn tay - nxb Thanh Hóa

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

tu xem tu vi ngu hanh


thiết kế Xông đất Nhâm Thìn tuong nẠxem tháng Sao Thanh Long Điềm báo khi gãy móng tay Sở ĐẦU ngày kết hôn Hai Quan Vân Trường phận ly tán đất Tên xem huong nhà phong thuy hút tài lộc đoán vận mệnh Đồ thứ mơ thấy mũi bep Lời Phật dạy nhân tướng chúa HƯỚNG NHÀ rằm tháng 7 cung sư tử bảo bình Phụ nữ mệnh vợ chồng Dùng nhất a Nhà Hậu Sao Tả Phù Đà Học tử vi thiên trù trúc hòn phúc tướng mở hàng trúng sao ĐÀ lÀ co Ngay sinh