Nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu, ý nghĩa của Tết Trung Thu là gì?, Vì sao các hoạt động như phá cô đêm rằm, rước đèn ông sao hay bánh trung thu lại được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch.
Tại sao lại gọi là ngày Tết Trung Thu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Theo phong tục của người Việt và một số nước khu vực Đông Á, thì Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mua thu, chính là ngày 15 tháng 8 âm lịch. Trong dịp này, người người , nhà nhà bày mân cỗ cúng gia tiên và bánh trái cúng mặt trăng. Nhưng háo hức nhất vẫn là các em thiếu nhi, vì ngoài ngày 1/6 là Quốc tế thiếu nhi, thì đây là ngày lễ lớn thứ 2 để các em được vui chơi, rước đèn phá cỗ.

Vào ngày Tết Trung Thu, người lớn thì uống rượu thưởng trăng, trẻ em thì được xem múa lân, rước đèn ông sao, hát các bài hát về Trung Thu, Chị Hằng, chú Cuội, và cùng nhau phá cỗ. Tuy đây là một phong tục hàng năm, nhưng nguồn gốc của ngày này do đâu mà có và có từ thời gian nào?

 

Nguồn gốc về Chị Hằng, Chú Cuội và Cung Trăng

Theo sử sách từ Trung Quốc thì có khá nhiều sự tích kể về Chị Hằng và nguồn gốc của tết Trung Thu. Tuy nhiên, lịch sử sách nước ta, thì sử tích chú Cuội và gốc đa chắc chắn em nhỏ hay người lớn nào cũng được biết. Bởi câu chuyện này đã được đưa vào chương trình sách giáo khóa cho các em học sinh tiểu học. Theo các truyền thuyết của Trung Quốc thì Tết Trung Thu là sự tích bắt đầu từ Hằng Nga, Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hòa được lên cung trăng.

Với truyền thuyết Hằng Nga- Hậu Nghệ thì từ thời xa xưa, trên trời xuất hiện 10 ông mặt trời, chiếu xuống trái đất làm khô cạn hết sông ngòi, mọi vật và sinh linh trên trái đất không thể sống nổi. Vì thế nên một anh hùng tên là Hậu Nghệ đã trèo lên ngọn núi Côn Lôn, dùng nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Để đáp lại chiến công của Hậu Nghệ, Vua Nghiêu đã ban tặng cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn phải một năm sau mới được uống. Hậu Nghệ nghe lời và làm theo, chàng ta mang về nahf và giấu trong bồ thóc. Vào một hôm chàng đi vắng, Hằng Nga vợ chàng mở bồ thóc ra thì thấy một vật tròn sáng lấp lánh. Biết được là linh dược vua ban, nàng đã uống ngay viên thuốc và bắt đầu bay về trời. Với chiếc nỏ thần trong tay, Hậu Nghệ đuổi theo vợ nhưng bị thần Gió cản lại, để cho nàng tiên nữ xinh đẹp Hằng Nga bay về cung trăng. Vì nhớ nhung vợ nên Hậu Nghệ đã xây một lâu đăì đặt tên là “Dương”, trong khi đó Hằng Nga cũng xây một lâu đài đặt tên là “Âm”. Và cứ mỗi năm một lần, vào đúng ngày rằm tháng 8 âm lịch thì mặt trăng luôn thật tròn và sáng để chàng Hậu Nghệ có thể trông thấy được vợ mình.

Truyền thuyết thứ hai về vua đường Minh Hoàng: Theo sử sách ghi rằng, vào một đêm khi cùng uống rượu thưởng nguyệt với các bá quan văn võ, vua Đường ao ước được lên cung trăng một lần. Biết ý vua nên pháp sư – Diệu Pháp đã xin vua làm phép để mang người lên cung trăng. Lên tới cung trăng, Vua được các vị tiên tiếp rước, bài tiệc đãi đằng, cho hàng trăm tiên nữ múa hát, gảy đàn, gọi là khúc Nghê- Thường vũ y.

Về sau, nhà vua lấy ngày rằm tháng 8 hàng năm để kỉ niệm ngày vua được lên cung trăng, tục ngắm trăng, xem ca mua nhạc dần dần biến thành thú vui chơi đền Trung Thu.

Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 theo lịch âm, vào thời gian này thì người Đông Á mình đã thu hoạch xong vụ mùa và đang trong thời gian nghỉ ngơi chuản vị cho vụ thu – đông. Và món ăn đặc trưng nhất trong mùa lễ hội này là bánh trung thu với nhiều hương vị khác nhau, thường được thưởng thức cùng nước trà.

 

Vào đêm Trung Thu, các em thiếu nhi và người lớn cùng nhau rước đèn, múa lân. Người ngoài Bắc gọi là múa sư tử, trong Nam gọi là mua lân. Bên cạnh đó một vài nơi còn có tục rước đèn kéo quân trong dịp tết Trung Thu.

Ngoài việc giúp cho trẻ em có một ngày lễ vui vẻ và biết tới truyền thống phong tục của dân tộc thì tết trung thu còn là dịp con cháu đoàn viên bên gia đình, là dịp để con chu tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo với ông bà tổ tiên,

Từ sau cánh mạng tháng 8, sau khi Bác Hồ gửi thư Trung Thu cho các cháu thiếu nhi cả nước thì ngày Tết Trung Thu mới thực sự là ngày tết chính thức của tất cả các trẻ em. Ngày nay, trẻ em được chăm sóc, quan tâm và giáo dục tốt hơn, bởi đây chính là tương lai của đất nước.

Xem thêm các bài văn khấn rằm tháng 7 và cách bày lễ cúng rằm tháng 7


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

tết trung thu nguồn gốc của ngày tết trung thu ý nghĩa ngày tết trung thu rằm tháng 8 rước đèn ông sao phá cỗ đêm rằm


Sao Thiên Thọ dung tướng mặt hôn nhân tu Sao hoả tinh dùng gương trong phong thủy 1974 những nữ phi công việt nam ngủ hoムTháng Từ ất tỵ 2014 Đăt hỏi mệnh thủy Thiên phủ Tỵ Mơ thấy lửa cẠn bát Lóng đã biết không còn tình yêu mới đến VÃ Æ học thuyết âm dương ngũ hành trong đông nhan 膼峄漣 Vận mệnh chỉ số may mắn trong gunny Âm Vị giác ngộ Dấu hiệu cảm nắng đáng yêu của 12 La giày An tháng Giêng Phi tinh man dam thờ thần Tài Tử Vi cách xem tướng qua dáng đi tướng nốt ruồi bí quyết MÃÆy vận trình tử vi 5 điều DAT Lóng mơ thấy rùa ba ba nhÃƒÆ y 快捷快递查询 快递之家 ngày sinh đại cát cho người tuổi Sửu